Tính pháp lý Biểu_tình_tại_Việt_Nam

Tại Việt Nam, quyền biểu tình được ghi trong Hiến pháp tại điều 25, Chương II: Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Hiến pháp năm 1946 chỉ quy định công dân Việt Nam có quyền tự do tổ chức và hội họp. Nhưng từ Hiến pháp 1959, 1980 và 1992 và 2013 đều quy định công dân Việt Nam có quyền biểu tình.[18]

Ngày 30 tháng 5 năm 2014, dự án luật biểu tình đã được đưa vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của quốc hội, dự kiến được thông qua cuối năm 2015.[19] Tuy vậy, tính đến tháng 6 năm 2018, Dự Luật Biểu tình vẫn chưa được trình lên Quốc hội.

Ngày 19 tháng 6 năm 2018, báo Tuổi Trẻ đưa bài viết dẫn phát ngôn của Chủ tịch nước Trần Đại Quang: "Cần luật Biểu tình, sẽ báo cáo Quốc hội ban hành". Sau 3 tiếng đồng hồ, nội dung bài đã được sửa lại, và không còn bất kỳ phát ngôn nào của ông Quang về luật Biểu tình. Người đọc chỉ còn thấy Chủ tịch Quang nói những vụ việc nghiêm trọng xảy ra tại Bình Thuận, TP.Hồ Chí Minh" là do các đối tượng chống đối, kích động, lôi kéo."[20]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Biểu_tình_tại_Việt_Nam http://www.voatiengviet.com/content/vietnam-widesp... http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/nguoi-dan-ba-... http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2011/08/1108... http://www.bbc.co.uk/vietnamese/indepth/tienlang_l... http://www.bbc.co.uk/vietnamese/multimedia/2012/06... http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2011/06/11... http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2011/08/11... http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2011/08/11... http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2011/08/11... http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/05/12...